Bé ăn dặm là gì ? Mốc thời điểm bé ăn dặm

 

Bé ăn dặm là gì ? Mốc thời điểm bé ăn dặm

Ăn dặm là gì ?

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng để bé tập làm quen với những thức ăn thô, là khi bé chuyển từ bú sữa mẹ, ăn sữa ngoài đến giai đoạn nhai nuốt thức ăn.

Trong giai đoạn này bố mẹ cần theo dõi và cần có các chỉnh, chọn phương pháp phù hợp với bé nhà mình nhằm giúp bé có hứng thú với ăn uống và còn giúp bé có thể ăn uống tự lập.

01.Thời điểm bé ăn dặm.

Thời điểm cho bé ăn dặm rất quan trọng khi bố mẹ cho bé nhà mình ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có thể khiến bé bị các bệnh về đường tiêu hóa và phổ biến thường gặp là rối loạn tiêu hóa.

Và trong thời điểm quan trọng này bới nếu khi bố mẹ chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của bé.

Bởi vậy, bố mẹ chỉ nên thực hiện các phương pháp ăn dặm cho bé đã đủ 6 tháng tuổi trở lên. Từ 6 tháng tuổi trở đi thì hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ đã phát triển hoàn thiện, có thể hấp thụ và tiêu thụ được thực phẩm thô, chứa tinh bột một cách tốt và an toàn nhất.

02.Cẩm nang mẹ cho bé ăn dặm đúng cách

  • Nguyên tắc Ngọt x Mặn

    Trong khoảng thời gian đầu khi mới cho bé ăn dặm, bố mẹ nên chọn các bột ăn dặm có vị ngọt trước, rồi sau đó mới chuyển dần qua bột ăn dặm có vị mặn. Bột ăn dặm có vị ngọt sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi hơn bở vị ngọt có hương vị giống sữa mẹ.

    Sau đó khi bé đã dần quen với kết cấu đặc của bột, mẹ có thể từ từ chuyển dần sang bột vị mặn để bé làm quen thêm với mùi vị mới và kích thích vị giác của bé.

    Bé ăn dặm

  • Nguyên tắc Ít x Nhiều

    Bố mẹ sẽ cho bé tập ăn dặm với lượng thức ăn từ ít trước, và sau đó tăng dần theo thời gian.

    Ví Dụ: Ngày đầu tiên mẹ có thể cho bé ăn từ 1 -2 muỗng bột rồi từ từ tăng lượng thức ăn lên thành ⅓  chén, ½ chén rồi đến 1 chén.

    Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp bé thích nghi dễ dàng với kết cấu đặc của thức ăn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hệ tiêu hóa và cung cấp dinh dưỡng cho bé đầy đủ và phát triển toàn diện.

    Bé ăn dặm

  •  Nguyên tắc “ Tô màu chén bột”

    Mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn để bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện, khi làm bột ăn dặm cho bé cần đủ:

    Nhóm đường bột gồm có: Gạo, ngô, khoai, bột mì, …

    Nhóm chất đạm gồm có: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm và các loại đậu, …

    Nhóm chất béo gồm có: Bơ, phô mai, dầu ăn cho bé và các loại hạt có dầu

    Nhóm vitamin và khoáng chất gồm có: Các loại trái cây tươi và rau củ

    Khi chế biến, mẹ không nên cho quá nhiều các gia vị ( muối, mắm, bột ngọt , …) vào thức ăn của bé bởi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé do thận phải hoạt động quá sức.

    Bé ăn dặm

  • Nguyên tắc không ép bé ăn

    Trong suốt quá trình ăn dặm, nếu bé có dấu hiệu biếng ăn, mẹ nên tạm ngưng trong khoảng 5 – 7 ngày rồi thực hiện lại.

    Khi mẹ ép ăn sẽ khiến bé bị căng thẳng và từ đó khiến tình trạng chán ăn diễn ra nhiều hơn.

    Bé ăn dặm

03.Các giai đoạn ăn dặm của bé.

  • Giai đoạn bé ăn bột

    Giai đoạn bé ăn bột thực hiện trong thời gian từ 6 – 8 tháng tuổi của bé. Trong giai đoạn này lưỡi bé đã hoạt động linh hoạt, bé có thể tập ăn bột dinh dưỡng hoặc bột ăn dặm mẹ tự làm tại nhà.

    Khi nếu sử dụng bột dinh dưỡng, mẹ nên chọn các nhãn hàng uy tín, chất lượng nhằm bé phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.

    Khi mẹ tự làm bột ăn dặm cho bé tại nhà cần chú ý chọn nguyên liệu rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh, trong khâu chế biến cần đầy đủ chất dinh dưỡng khi làm bột ăn dặm

    Bé ăn dặm

  • Giai đoạn bé ăn cháo

    Sau giai đoạn bé ăn bột từ 9 – 10 tháng tuổi đến giai đoạn bé ăn cháo. Giai đoạn này lưỡi bé đã trở nên cứng cáp hơn. Và đồng thời, dạ dày của bé cũng đã quen với thức ăn dạng đặc nên các mẹ có thể chuyển dần sang cháo.

    Khi chế biến cháo cho bé, mẹ nên dùng các loại nước hầm từ xương để nấu kết hợp với thịt, cá, rau củ, dầu ăn trẻ em để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện.

    Bé ăn dặm

  • Giai đoạn bé ăn cơm

    Sau khi bé qua hai giai đoạn trên thì từ 11 – 15 tháng tuổi. Giai đoạn này bé mọc răng gần như hoàn thiện, có thể nhai kỹ thức ăn được. VÌ vậy, mẹ có thể chuyển dần sang dạng cơm mềm để bé tập nhai.

    Với bé mẹ nên nấu mềm, dằm nát và kết hợp với các loại canh phong phú như: Canh bí đỏ, canh mồng tơi,… Thay đổi luân phiên để bé ngán nha các mẹ!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3 CÁCH MẶC QUẦN ÁO CHO TRẺ SƠ SINH THEO NHIỆT ĐỘ

Trà Hồng Nụ – An Nam Quán

Trà Dưỡng Tâm An Thần - An Nam Quán